Để có thể hiểu qua về nguyên lí hoạt động của quạt bàn trước khi tiến hành đặt mua, mời quý khách tham khảo qua về cấu tạo mạch điện quạt bàn trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Cấu tạo quat bàn:
- Về cơ bản, quat để bàn cũng có cấu tạo tương tự như cấu tạo quạt hộp với các bộ phận dưới đây:
- Lồng quạt
- Cánh quạt ( Cánh được bắt liên với trục rôt)
- Phần vỏ nhựa
- Hộp số tốc độ quạt(một số mẫu là núm vặn số)
- Tút năng ( Gồm có mô tơ quay, để chỉnh quạt quay hoặc đứng )
- Tụ điện quạt bàn
- Bo mạch ( Đối với quạt điện tử )
- Động cơ quạt ( Gồm cuộn dây, Roto, stato )
- Dây điện nguồn
- Một ít mẫu quạt bàn cao cấp có thêm điều khiển từ xa
2. Nguyên lí hoạt động của quạt bàn:
- Khi cắm điện thì dòng điện chạy vào động cơ của quạt máy, sẽ làm cánh quạt quay đẩy ra các luồng khí đến người sử dụng. Đây là điều cần lưu ý khi bảo dưỡng quạt để bàn.
- Khi bạn nhấn vào tút năng hoặc quạt để bàn điều khiển từ xa lúc này nguồn điện 220V sẽ được cấp vào mô tơ tup năng bên trong để cho mô tơ chạy quay đi rồi quay lại bằng một bộ mánh răng trục.
- Bo mạch điện tử :Có tác dụng nhận lệnh và cấp điện cho các thiết bị chạy theo điều khiển từ xa và theo các phím nhấn bên trên quạt tương ứng với nút bạn nhấn.
- Hộp số: Ở đây bạn phải dùng bằng tay ( Quạt cơ ) bạn sẽ chọn nhấn các số tương ứng với nguồn điện sẽ cấp cho các cuộn bên trong động cơ để cho quạt chạy mạnh hoặc yếu tương ứng. Động cơ quạt thường có 3 số: Số nhỏ – quay yếu, số trung bình – quay mức chung và số lớn nhất – quạt quay mạnh nhất.
3. Sơ đồ mạch điện quạt bàn:
- Hầu hết các mẫu quạt để bàn hiện đại sẽ có sơ đồ mạch điện với 3 công tắc quạt bàn có tu như dưới đây:
- Trong đó:
- D2 là công tắc số 1- Mức quay nhỏ nhất
- D3 là công tắc số 2- Mức quay trung bình
- D4 là công tắc sô 3- Mức quay mạnh nhất
- L0 là quận dây đề
- L1, L2 là cuộn dây số
- L3 là quận dây chạy
- C là tụ điện. C=2mf đối với quạt B400 và C=1,5mf đối với quạt bàn B300
4. Tác dụng của tụ điện:
- Khi bạn tháo một chiếc quạt điện bất kỳ nào ra bạn cũng thấy một chiếc tụ điện bên trong có màu đen và được đấu với các dây ở trong động cơ ăn ra và dây nguồn. Đây cũng là một trong những kinh nghiệm chọn quạt bàn mà nhiều người bỏ qua.
- Khi nhìn vào tụ quạt bàn bạn sẽ thấy được các con số ghi trên thân như sau: 1uF, 2uF, 4uF …Đây là số mi của tủ và số mi này cũng để nhận biết được tụ to hay nhỏ nhé các bạn. Số mi càng to thì tụ cố công suất càng lớn.
- Số 250V là mức chịu đựng dòng điện chạy qua của chiếc tụ này. Nếu dọng điện nhỏ hơn 250V là tụ có thể hoạt động được nhwung nếu lớn hơn 250V là tụ sẽ bị nổ ngay.
- 50/60Hz đây là tần số hoạt động của tụ điện quạt bàn này. Và tần số này tương đương với nguồn điện lưới 220V mà chúng ta sử dụng hàng ngày.
- Nếu một ngày bạn thấy quạt bàn nhà bạn tự dưng quay yếu thì đây là biểu hiện của việc tụ điện nhà bạn đang bị khô. Còn nếu bạn cắm điện quạt điện không chạy dùng tay vần cánh quạt lúc này thấy quạt bắt đầu chạy thì đây là hiện tượng tụ bị yếu. Trường hợp, quạt bàn nhà bạn không chạy, vần cũng không chạy thì đây rất có thể là do tụ điện của nhà bạn đang bị chập.
- Lưu ý thay tụ điện mới cần mua đúng loại tụ, đúng công suất, đúng trị số ghi trên thân và cần đấu đúng dây của tụ cũ vào tụ mới. Có thể tham khảo địa chỉ bán quạt để bàn giá rẻ như Điện Máy Quốc Dân để tìm mua.
Như vậy quý khách đã nắm được mạch điện quạt bàn và tụ điện quạt bàn cơ bản. Nếu có vấn đề gì đừng ngại ngần gì liên hệ fanpage Quạt Nhật để được trợ giúp.